Dấu hiệu thị trường chứng khoán tạo đỉnh

Dấu hiệu thị trường chứng khoán tạo đỉnh

90% NĐT cá nhân sẽ hành xử sai lầm khi thị trường chứng khoán tạo đỉnh. Bạn cũng phải mất vài năm, và trả kha khá học phí bằng tiền thịt của mình để nhận ra một chân lý đơn giản: NÊN BÁN khi thị trường tạo đỉnh!

Các sai lầm phổ biến của Nhà đầu tư cá nhân

Rất khó để khuyên bảo một NĐT rằng, thị trường đã tạo đỉnh, anh (chị) nên bán ra và chờ đợi. Bởi đỉnh thường là giai đoạn NĐT nhỏ lẻ đang “say”, bị cuốn vào nhịp điệu giao dịch sôi động của đám đông; thực tế là họ còn mới có lãi lớn chỉ trong 1-2 tuần gần đây thôi.

Đỉnh là giai đoạn mà các NĐT chuyên nghiệp, sau một giai đoạn tăng giá kéo dài của thị trường, bắt đầu bán cổ phiếu ra cho đám đông NĐT nhỏ lẻ, để thu lợi nhuận về. Những tay chơi lớn này lợi dụng tâm lý “ham làm giàu nhanh” và “sợ mất cơ hội” của NĐT nhỏ lẻ để thực hiện màn phân phối này.

Khi tạo đỉnh, rất nhiều NĐT cá nhân vấp vào các quan điểm sai lầm kinh điển sau đây, càng giúp “tay to” thoát được hàng dễ dàng:

Thứ nhất, có thể làm giàu nhanh từ chứng khoán: Khi tạo đỉnh, nhiều cổ phiếu thực hiện các cú chạy nước rút tăng giá 20-50% chỉ trong 1-2 tuần. Nhiều cổ phiếu nhỏ (penny) còn tăng giá gấp đôi, không có điều chỉnh, với thanh khoản khá cao. Hầu hết cổ phiếu trên thị trường đều tăng giá, nên dễ khiến NĐT cá nhân ảo tưởng vào trí tuệ bản thân, ảo tưởng vào việc có thể làm giàu nhanh từ chứng khoán. Thậm chí, tâm lý thỏa mãn lúc này còn khiến NĐT hăng say nạp thêm tiền, dùng thêm margin để mua cổ phiếu.

Xem thêm: Nghịch lý trong cơn sóng đầu tư chứng khoán (VNExpress)

Thứ hai, phớt lờ các dấu hiệu tạo đỉnh rõ ràng và kinh nghiệm trong quá khứ: Tâm lý NĐT cá nhân lúc này dường như phớt lờ đi thực tại, dù các dấu hiệu tạo đỉnh khá rõ. Bởi đơn giản, không phải ai cũng vui vẻ chấp nhận việc tài khoản của mình bốc hơi 5-20% chỉ trong 1-2 ngày tạo đỉnh. Càng khó chấp nhận hơn nữa khi phải cắt lỗ và đứng ngoài cuộc chơi vài tháng tới. Ngay cả khi nhận ra các dấu hiệu tạo đỉnh khá rõ, hầu hết sẽ tặc lưỡi bỏ qua “Lần này sẽ khác”. Đỉnh điểm của tâm lý này là sai lầm thứ ba – đấy là ngộ nhận:

“Tôi là NĐT dài hạn”

90% NĐT cá nhân xử lý rất kém khi tài khoản thua lỗ, nhất là khi mức lỗ đã vượt qua ngưỡng 10%, họ thường có tâm lý “buông”, và tự lấp liếm rằng: “Mình là NĐT dài hạn”. Chúng Tôi (Đội ngũ Tichtru) cũng từng trải qua cảm giác này, và cũng phải trả giá rất nhiều cho bài học đắt giá “đầu tư dài hạn”.

Bài viết “Đầu tư giá trị và cạm bẫy” có viết rõ về vị thế và khác biệt của NĐT cá nhân chúng ta với các vị “dài hạn” như Warren Buffett, Fisher, Peter Lych…

Bạn – nếu có khó chịu khi đang thua lỗ – hãy cố gắng đọc tiếp và đừng nên xấu hổ, bởi đến các CTCK – với nguồn lực lớn, nhiều nhân tài – cũng xử lý rất kém khi thị trường tạo đỉnh. Cách đây 10 năm, Chứng khoán Thăng Long mới là CTCK số 1 thị phần trên 2 sở; song khi thị trường tạo đỉnh dài hạn, CTCK này còn đang “say máu” cuộc đua cho vay margin tỷ lệ cao, sau đó vướng nợ xấu. Chứng khoán SSI, biết “phanh” đúng lúc, nên vươn lên số 1 trên từ đó.

Trong cuộc đua xe F1, người chiến thắng cuối cùng không phải người đi nhanh nhất khi đường thẳng, mà là người biết sống sót qua các khúc cua tay áo bất ngờ.

Các dấu hiệu thị trường chứng khoán tạo đỉnh

Sau giai đoạn tăng giá kéo dài, bạn nên cẩn trọng mỗi khi có một số dấu hiệu sau xuất hiện

Giao dịch nhiều nhưng không tăng được giá

Đến giai đoạn thị trường giao dịch sôi động, thanh khoản tăng lên mức cao, kéo dài liên tiếp từ 2-5 phiên, song không có sự tiến triển ở mặt điểm số. Lúc này bạn nên đặt câu hỏi tại sao? Rất có thể đây là lúc các NĐT chuyên nghiệp – đã tích lũy cổ phiếu từ giai đoạn đáy – đang tiến hành bán ra để thu về lợi nhuận. Hơi hoa mỹ là họ “hiện thực hóa lợi nhuận”, tức cầm tiền đút túi; tiền trong túi lúc này mới chắc chắn là lợi nhuận mang về được, chứ không phải con số nhảy số trên màn hình.

Thanh khoản cao lúc này, thường khiến NĐT nghĩ rằng lực cầu lớn đang nhảy vào để mua. Đúng là phải có lực cầu lớn để hấp thụ, nhưng lực cầu này đến từ “đám đông NĐT cá nhân” đang nôn nóng mua vào vì sợ mất cơ hội (hội chứng FOMO – Fear of missing out), chứ không phải lực cầu từ NĐT chuyên nghiệp. Không NĐT chuyên nghiệp nào lại nhảy vào mua sau khi thị trường đã tăng giá vài tháng cả! Lúc này, họ đang bán ra, để thu về lợi nhuận.

Nỗ lực bứt phá không mang lại hiệu quả ở nhiều cổ phiếu

Trong nhiều dấu hiệu tạo đỉnh thị trường, đây là dấu hiệu đội ngũ Tichtru chúng tôi nhận thấy hiệu quả nhất, hay xuất hiện nhất, và cảnh báo khá chính xác!

Vào giai đoạn đỉnh, nhiều cố phiếu đã đi ngang trên vùng giá cao một thời gian, điều này tạo ảo giác là cổ phiếu đang tích lũy ở một nền giá mới. Trong quá khứ gần đấy, nhiều cổ phiếu bứt phá thành công khiến NĐT cá nhân càng tự tin hơn, “sẵn sàng” chờ cổ phiếu này bứt phá tiếp để mua vào.

Cổ phiếu sẽ bứt phá thật. Với thanh khoản lớn, hút được dòng tiền “đánh break” vào.

Nỗ lực bứt phá không mang lại hiệu quả là tăng giá tiếp, chứng tỏ sự bất ổn về xu thế của cổ phiếu. Sau đó, VPB rơi về vùng tích lũy và rơi rất nhanh. Xác nhận những phiên bứt phá trước đó chỉ đơn giản là để… xả hàng

Nhưng sau đó, nỗ lực bứt phá không mang lại hiệu quả tăng giá, mà cổ phiếu nhanh chóng giảm giá quay trở lại vùng đi ngang trước đó, thủng vùng này và giảm giá mạnh!

Tháng 4/2018, hiện tượng này xuất hiện ở hàng loạt cổ phiếu Ngân hàng, chứng khoán như VCB, BID, MBB… và tiêu biểu nhất là VPB – VPbank

Giảm mạnh kèm thanh khoản lớn, nhịp hồi phục ngắn thanh khoản cạn kiệt

Dấu hiệu chắc chắn nhất, mà không phải tranh luận là việc thị trường có phiên giảm điểm mạnh (trên 3%) với thanh khoản đột biến. Việc này xác nhận ý chí bán rất quyết liệt.

Thông thường, sau phiên giảm điểm mạnh này, thị trường sẽ có vài ba phiên hồi phục ngắn cầm máu. Nhưng các phiên hồi phục này đi kèm với thanh khoản “mất hút”. Hiện tượng này không phải lúc nào cũng xảy ra, và nếu đã xảy ra thì nhịp giảm sau đó sẽ càng khốc liệt.

Những phiên hồi phục này càng khiến NĐT nhỏ lẻ nghi ngờ, càng khiến họ không dám hành động dứt khoát thoát khỏi thị trường. Sau đó, thị trường sụt mạnh, “nhốt” nhiều NĐT nhỏ lẻ vào trạng thái lỗ và càng khó hành động hơn nữa

Thị trường chứng khoán tạo đỉnh năm 2014 khi có cả 2 dấu hiệu: Giảm mạnh kèm thanh khoản lớn và Nhịp hồi phục sau đó đi kèm với thanh khoản kém đi.

Còn một vài dấu hiệu nữa như sự tăng giá “nước rút” của nhiều cổ phiếu nhỏ; hàng loạt cổ phiếu lớn (bluechip) chững lại trong khi cổ phiếu penny thì nổi sóng… nếu tinh ý quan sát sẽ nhận ra được rất nhiều các dấu hiệu cảnh báo bất thường này.

Trong các cuốn sách về kinh doanh chứng khoán, cuốn “Làm giàu qua chứng khoán” của O’Neil có đề cập chi tiết các dấu hiệu tạo đỉnh khác của thị trường chứng khoán Mỹ. Các dấu hiệu này phần nào vẫn đúng ở TTCK Việt Nam; nhưng O’Neil chỉ dừng ở mức thống kế hiện tượng, chưa đi đến tận cùng bản chất vấn đề.

Trong Khóa học CANSLIM chuyên sâu, Chúng Tôi có lý giải rõ ràng hơn, chi tiết hơn các dấu hiệu tạo đỉnh của cổ phiếu/thị trường; không chỉ dừng ở việc mô tả các dấu hiệu, mà còn lý giải bản chất đằng sau các hiện tượng đó. Đây là những kinh nghiệm quý giá giúp Chúng Tôi bảo toàn phần nào nguồn vốn của mình. Nếu Bạn thờ ơ với các dấu hiệu tạo đỉnh, Bạn sẽ phải trả giá rất đắt bằng những đồng tiền xương máu của mình. 

Cơ hội lớn sẽ đến trong giai đoạn điều chỉnh, nhưng chỉ khi bạn còn tiền và được tham khảo tư vấn chất lượng

Đúng là cổ phiếu có “giá trị nội tại”, là đại diện cho giá trị doanh nghiệp, khi mua vào cổ phiếu nhất thiết phải phân tích doanh nghiệp kỹ càng. Song điều đó không có nghĩa bạn – là NĐT cá nhân, ít vốn, ít kinh nghiệm, gặp bất lợi về thông tin, kiến thức – nhất quyết “đầu tư dài hạn” ngay cả khi thị trường đã phân phối và bước vào giảm giá. Đâu ai dám chắc, giai đoạn giảm giá này sẽ không kéo dài đến 3-4 năm như thời kỳ 2007-2008, chưa kể, ngay cả các cổ phiếu “cơ bản tốt”, tăng trưởng đều đặn vẫn có thể giảm mạnh 50-60% như năm 2018 là bình thường.

Cho nên, Chúng Tôi không câu nệ hay giáo điều phải phân biệt giữa “đầu tư” với “đầu cơ” ( tên website mang từ “Đầu cơ” có vẻ không tốt cho marketing lắm). Đội ngũ Tichtru tôn trọng cả 2 đặc tính của cổ phiếu – một là “đại diện cho giá trị doanh nghiệp”, và hai là “một loại hàng hóa được mua-bán hàng ngày”.

Nên dĩ nhiên, Chúng Tôi tôn trọng “ngài thị trường”. “Ngài thị trường” giống như chủ nhà, có lúc dễ tính, có lúc khó chiều. Song khi đã vào nhà người khác, Bạn nhất thiết nên tôn trọng “chủ nhà” nếu không muốn gặp các rắc rối.

Nhà kinh doanh chứng khoán huyền thoại Livermore cũng từng nói, đại ý: “Có thời điểm có thể đầu cơ, nhưng cũng có thời điểm nhất quyết không được đầu cơ”.

Nếu nhận diện được giai đoạn phân phối và bán ra, bạn sẽ rất thảnh thơi về mặt tâm lý để chờ đợi các cơ hội kinh doanh cổ phiếu mới sẽ xuất hiện, lộ rõ trong giai đoạn thị trường giảm giá.

Siêu cổ phiếu NTC mà Tichtru từng tư vấn năm 2020 được nhận diện trong điều kiện thị trường sụt giảm. Chỉ lúc này, Chúng Ta mới nhận diện ra được các cơ hội kinh doanh đổi đời

Các “siêu cổ phiếu” mà Tichtru từng tư vấn như PNJ, NTC, MWG, CTD, CTR… hầu hết đều đi vào “tích lũy” khi thị trường sụt giảm mạnh. Đây không phải là một bí quyết mà Chúng Tôi khám phá ra, mà đều là những dấu hiệu đã được nhiều Nhà đầu tư huyền thoại đề cập đến, và thực tế đúng ở Việt Nam.

NTC – cổ phiếu của KCN Nam Tân Uyên – kể trên là một ví dụ điển hình của năm 2020 này. Ngoài ra, có thể kể đến nhiều siêu cổ phiếu khác như RAL, PDR, SIP, CTR… trong giai đoạn 2020-2021, đều lộ rõ trong giai đoạn thị trường sụt giảm mạnh vì đại dịch Covid 19.

Các “siêu cổ phiếu” này đều có những đặc điểm chung về nền tảng cơ bản, và đặc biệt là đồ thị kỹ thuật. Qua các đặc điểm này, Chúng ta hiểu được vì sao các Nhà đầu tư lớn lại không “tháo chạy” khỏi các cổ phiếu này, thậm chí họ còn bắt đầu quá trình “thu gom” lượng cổ phiếu mà nhiều Nhà đầu tư nhỏ lẻ – vì áp lực ngắn hạn – phải bắt buộc bán ra.

Mỗi năm, thị trường đều sẽ trải qua giai đoạn điều chỉnh vài ba tháng; có khi thời gian này kéo dài nửa năm trời. Song, đấy là giai đoạn tích lũy lực lượng của nhiều siêu cổ phiếu; để sẵn sàng nguồn lực bứt phá khi thị trường có dấu hiệu tốt trở lại.

Khi phát hiện ra được 1-2 siêu cổ phiếu như vậy, điều bạn cần làm là hiểu về yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, gom mua và sẵn sàng “ôm” siêu cổ phiếu đó cho đến khi hết sóng thị trường – hoặc “phớt lờ” các nhịp điều chỉnh nếu giá vốn của bạn ở mức quá thấp. Chỉ cần 1-2 cơ hội như vậy là đủ để bạn thay đổi vị thế tài chính của mình, bạn không cần nhiều.