Đầu tư giá trị là một thuật ngữ “sang miệng” mà đa số NĐT cá nhân thường dùng để bào chữa cho hành động “ôm cổ phiếu thua lỗ” của mình.

Tuy có không ít cá nhân, tổ chức với quy mô vốn rất lớn thực sự đi săn các doanh nghiệp giá trị đang được bán với giá rẻ mạt; song với đại đa số NĐT cá nhân như Chúng Ta, với tiềm lực vốn mỏng, thì việc hiểu rõ “Đầu tư giá trị” và cái bẫy của nó cũng là một điều rất quan trọng. Bởi như Livermore –NĐT cá nhân nổi tiếng của Mỹ,  vốn xuất thân nghèo khó đi lên từ đầu tư chứng khoán – thì “các NĐT dài hạn thực chất là các tay chơi cờ bạc khát nước nhất”.

Đầu tư giá trị là gì?

Benjamin Graham – vị giáo sư đáng kính người Anh giảng dạy về đầu tư tại trường Columbia từ năm 1928 – được coi là người khai sinh ra trường phái Đầu tư giá trị. Ông cộng tác với giáo sư David Dodd xuất bản cuốn sách nổi tiếng Phân tích chứng khoán vào năm 1934. Chúng Tôi lưu ý độc giả về chi tiết này, vì cuốn sách này còn khẳng định Phân tích chứng khoán thực sự là một ngành khoa học, có phương pháp luận, có cách phân tích logic; xóa tan sự mù mờ, mông lung của các trường phái phân tích xa xưa như Elliott, Ichimoku, Harmonic…

Phân tích kỹ thuật là gì?

Graham cho rằng chỉ nên mua chứng khoán với mức giá dưới giá trị nội tại, được xác định bởi phân tích kỹ lưỡng, nhấn mạnh đặc biệt vào việc mua chứng khoán với mức giá thấp hơn giá trị thanh khoản. Hay như Buffett từng ví von rất hình tượng, là “mua 1 đô-la với giá 50 cent”.

Sau vụ sụp đổ của thị trường năm 1929, Graham (và mẹ của ông) phá sản. Chính sự cố này khiến tư duy của Graham luôn tính đến kịch bản tệ nhất là khi “doanh nghiệp giải thể, bán các tài sản để chia cho cổ đông” – thì số tiền mà các cổ đông nhận được, phải luôn cao hơn rất nhiều so với giá cổ phiếu mua vào hiện tại. Nên không ngạc nhiên khi Graham tập trung vào tài sản ròng hữu hình, và giá trị thanh khoản để đảm bảo trong phương án xấu nhất, ông vẫn có lời.

Nói cách khác, giả dụ doanh nghiệp đóng cửa, tất cả các tài sản bị bán đi, tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ nợ được thanh toán hết, thì sau mọi việc đó, vẫn còn một lượng dôi ra như là lợi nhuận trên mức giá thị trường. Graham nhìn các doanh nghiệp này “chết” đi còn có giá trị hơn là “còn sống”.

Không có nhiều công ty thực sự bị thanh lý đến vậy, trong điều kiện bình thường của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau khủng hoảng 1929, thì số doanh nghiệp có cổ phiếu bị bán với giá thấp rẻ mạt, rẻ hơn cả giá trị sổ sách, đầy rẫy trên sàn.

Tại Việt Nam, năm 2020, vẫn có trường hợp tưởng chừng vô lý như vậy tồn tại. Ban Biên Tập chúng tôi vô cùng sửng sốt khi cổ phiếu CPH – CTCP Mai táng Hải Phòng (Upcom) đang có thị giá là 3.500 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, toàn công ty được định giá ở mức 15.4 tỷ đồng (tổng có 4.4 triệu cổ phần. Vâng 15.4 tỷ! Thật điên rồ khi bạn biết rằng, CPH sở hữu 01 đài hóa thân hoàn vũ (đài hỏa táng duy nhất tại TP. Hải Phòng), 02 nghĩa trang (Ninh Hải và Lại Xuân), cùng nhiều tài sản giá trị khác. Tại BCTC cuối năm 2019, phần Vốn chủ sở hữu của CPH là 50 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần vốn hóa trên thị trường!

Những năm đầu khi Buffett thành lập công ty hợp danh, ông sử dụng phương pháp này của Graham, ông gọi tắt là “net-net”. Nhưng để thành công, trong nhiều trường hợp Buffett mua đến tỷ lệ trở thành cổ đông lớn, thậm chí nhảy được vào Ban quản trị, thay thế dàn lãnh đạo cũ… (Ban Biên Tập chú ý NĐT cá nhân đoạn này, để thấy rõ được sự khác biệt rất lớn giữa Buffett và Chúng Ta).

Buffett gọi toàn bộ hạng mục cổ phiếu “net-net” và các cổ phiếu siêu rẻ khác là “đầu lọc xì gà còn ướt” (người ta hút xì gà, thường không hút hết và vứt đi. Ông bước đến, nhặt điếu xì gà vứt đi đó dưới đất, dù nó có nhớp nháp hay ướt sũng, thì ông vẫn rít được 1-2 hơi cuối cùng, hơi gớm ghiếc nhưng quan trọng là nó miễn phí). Thời gian đầu Buffett rất thành công với phương pháp này. Nhưng vấn đề dần xuất hiện.

Thoát khỏi Đầu tư giá trị cổ điển

Khi tài sản của Buffett tăng, cũng như tư duy đầu tư tích lũy lên, ông hướng tới một phạm vi rộng hơn trong định nghĩa thực sự của “giá trị”. Buffett bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về “chất lượng doanh nghiệp” để xem xét tính bền vững, cũng như xác định những lợi nhuận tăng trưởng trong tương lai có giá trị hiện tại là bao nhiêu. Ông dần thoát ra khỏi chiếc bóng của Graham!

“Sự định giá chứng khoán và các doanh nghiệp cho mục đích đầu tư luôn đòi hỏi sự kết hợp các yếu tố định tính và định lượng. Các nhà phân tích chỉ hướng tới các yếu tố định tính sẽ nói rằng, “Hãy chọn những công ty phù hợp (với triển vọng tốt, sẵn có các điều kiện phát triển trong ngành, quản lý…vv) và giá cả sẽ tự nó điều chỉnh.” Mặt khác, các nhà phân tích định lượng lại nói, “Mua ở mức giá phù hợp và công ty (cổ phiếu) sẽ tự điều chỉnh”. Tiền cũng có thể kiếm được bằng bất kỳ cách nào trong hai cách trên. Và đương nhiên, bất kỳ nhà phân tích nào có thể kết hợp cả hai đến một mức nào đó. (Trích thư thường niên của Warrent Buffett).

Không chỉ vì thị trường giá lên đến độ khan hiếm các cổ phiếu theo trường phái “net-net”; mà phần lớn là Buffett dần nhận ra, và coi trọng ngày càng tăng đối với các đặc điểm làm cho một công ty tốt chứ không chỉ đơn thuần là rẻ.

“Hầu hết những KQKD của chúng ta suốt ba năm qua đều chỉ từ một ý tưởng kiểu này mà ra” – ông đang nói về cổ phiếu American Express, một công ty kinh doanh nhượng quyền chất lượng cao mà theo định nghĩa Graham thì nó không hề rẻ chút nào. Càng về sau, Buffett đã xa rời chiến lược “đầu lọc xì gà” và phát triển hơn nhiều yếu tố “định tính” khi đầu tư.

Học đầu tư chứng khoán & 5 cách học hiệu quả nhất cho người mới

Sau thương vụ American Express, Buffett có một thương vụ nổi tiếng khác, chính thức khẳng định ông thoát khỏi chiếc bóng của người thầy Graham, đấy là Cocacola. Ông đầu tư năm 1988, khi đó ông đã 58 tuổi. Hãy tưởng tượng một NĐT vĩ đại như Warren Buffett, đã mất bao nhiêu thời gian để thay đổi nhận thức, trưởng thành hơn trong đầu tư, và ngày nay Chúng Ta – những NĐT cá nhân – được thừa hưởng những kinh nghiệm của ông, không phải mò mẫm như ông đã từng, Chúng Ta mới thấy mình may mắn như thế nào!

Bài Học Cho Chúng Ta

Ở TTCK Việt Nam, Tichtru lưu ý độc giả một số sai lầm phổ biến ở NĐT cá nhân khi tự nhận mình là “NĐT giá trị”:

  • Một là, quá chú trọng vào Báo cáo tài chính (BCTC), thậm chí là thần thánh hóa BCTC. Như cách tiếp cận của Tichtru, Chúng tôi sẽ phân tích về sản phẩm, mô hình kinh doanh, lợi thế cạnh tranh bền vững, các động lực tăng trưởng chắc chắn trong tương lai… hoàn toàn là các yếu tố định tính; sau đó, chỉ dùng BCTC để “hậu kiểm” lại các luận điểm đầu tư. Việc này tránh cho các bạn sa đà vào những thương vụ có “báo cáo ngon” nhưng đầy nguy hiểm như SKG, BMP, APC… trong quá khứ. Hãy phân tích dựa trên góc nhìn của một Nhà đầu tư, đừng đi săm soi BCTC như một kiểm toán viên già khó tính.
  • Hai là, tự nhận mình là “đầu tư giá trị” khi không đủ can đảm “cắt lỗ”. Như phân tích ở trên, NĐT cá nhân chúng ta khác hẳn Warren Buffett, Chúng ta không trường vốn, không tham gia vào được Ban quản trị của Doanh nghiệp… nên đừng dại dột chờ đợi dài hạn. Hãy biết quý trọng đồng vốn nhỏ nhoi của mình. Phương pháp Tichtru cũng chú trọng đặc tính “hàng hóa” của cổ phiếu, sẵn sàng “rút quân lui binh” để “bảo toàn lực lượng” khi thị trường có biến động xấu, phân phối và đi xuống trung-dài hạn. Cơ hội tốt sẽ đến sau khi thị trường trải qua một đợt điều chỉnh đủ dài.
  • Ba là, đừng thờ ơ với cuộc sống của Chúng Ta. Rất nhiều doanh nghiệp lớn mà cụ Buffett đầu tư đều được nảy sinh ý tưởng khi chú ý quan sát cuộc sống. Ông uống Cocacola, quan sát mọi người dùng thẻ American Express, quan sát thế giới ham muốn điên cuồng Apple như thế nào… doanh nghiệp là tổ chức đi giải quyết những đề bài của xã hội, vì vậy việc đầu tư chứng khoán của bạn không thể tách rời việc quan sát doanh nghiệp trong xã hội. Đối với chúng tôi, thương vụ đầu tư PNJ là nhờ một thành viên trong Team Tichtru đi mua nhẫn cưới năm 2016, và tự đặt câu hỏi: “Tại sao giá PNJ cao hơn bên ngoài vài ba triệu, nhưng mình vẫn sẵn lòng bỏ tiền ra mua?”.

“Chúng ta được ngồi trong bóng mát hôm nay, vì có ai đó đã trồng cây từ trước”. Có những kiến thức đầu tư đúng đắn đã được những NĐT thành công như Buffett, Fisher, Lynch… đúc rút ra sau hàng chục năm đầu tư vất vả; nó ở sẵn đó, được Chúng tôi học hỏi, chia sẻ. Đừng mất thời gian mò mẫm, vạ vật đâu đó ngoài kia; hãy học hỏi, đi theo con đường đúng đắn mà các vị tiền nhân đã dò đường cho chúng ta từ trước! Đừng cố công phát minh lại bánh xe.

Mỗi một cổ phiếu thỏa mãn tiêu chí của Tichtru, đều là các cơ hội có thể tăng giá bằng lần, giúp NĐT thay đổi vị thế tài chính của mình. Song, nếu không hiểu, trân trọng và chăm chỉ tìm hiểu, đa số NĐT sẽ chỉ lướt qua như những cơ hội free đầy rẫy trên thị trường, hoặc “ăn” được 5-10% là chốt.


Tài liệu tham khảo: Sách “Luật của Warren Buffett”


Comments

3 responses to “Đầu tư giá trị và cạm bẫy”

  1. […] Xem thêm: Đầu tư giá trị và cạm bẫy. […]

  2. […] viết “Đầu tư giá trị và cạm bẫy” trên DaucoTichtru có viết rõ về vị thế và khác biệt của NĐT cá nhân chúng ta […]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *