RSI là gì?

Chỉ số RSI là gì? 1 cách sử dụng hiệu quả nhất

Chỉ số RSI là gì mà nó được sử dụng rộng rãi như vậy? Nhà đầu tư tuy sử dụng chỉ số này nhiều, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng RSI hiệu quả nhất. Cùng Tích Trữ phân tích trong bài viết này.

RSI là gì?

Chỉ số RSI là một trong những chỉ báo tương quan sức mạnh trong phân tích kỹ thuật chứng khoán và được nhiều nhà đầu tư áp dụng trên thị trường chứng khoán. RSI – Relative Strength Indicator, được phát triển bởi J. Welles Wilder và được công bố lần lần đầu tiên vào năm 1978.

Chỉ báo RSI so sánh tỷ lệ tương quan giữa số ngày tăng giá so với số ngày giảm giá với dữ liệu dao động trong khoảng từ 0 đến 100 (mức trung bình là 50). Chỉ số RSI sử dụng 1 tham số riêng lẻ, một con số đo lường thời gian để tính toán độ giao động (thông thường là 14 ngày). Công thức tính bạn có thể tham khảo tại đây.

RSI khi tăng trên ngưỡng 70 được gọi là overbough hay vùng quá mua, còn RSI dưới 30 được gọi là vùng quá bán.

Ngưỡng 50 của RSI là mức cân bằng.

Một cách thông dụng, khi chỉ số RSI đi xuống dưới vùng 30, vào vùng quá bán, nó thể hiện lực bán đang đi quá đà. RSI vươn lên trên vùng 70, vào vùng quá mua, nó thể hiện lực mua đang ở mức cao. Đây chỉ là sự so sánh tương đối.

Cách sử dụng chỉ số RSI thông dụng

  • Mua khi RSI ở vùng quá bán (<30) và bắt đầu vượt qua ngưỡng 30. Bán khi RSI đang ở vùng quá mua và giảm trở lại xuống dưới 70.
  • Mua khi RSI chạm vào vùng quá bán và Bán khi RSI chạm vùng quá mua. Khi RSI đi vào vùng quá bán, đa số Nhà đầu tư sẽ mua khi và kỳ vọng giá sẽ tăng lên. Ngược lại sẽ bán khi RSI đi vào vùng trên 70 và kỳ vọng giá giảm xuống.

Đây là 2 cách sử dụng chỉ số RSI đơn giản nhất mà Nhà đầu tư hay áp dụng. Tuy nhiên 2 cách này có những nhược điểm rất lớn. Nếu sử dụng RSI theo các cách thông dụng này sẽ cho nhiều tín hiệu mua-bánđộ chính xác không cao. Bạn có thể nhận thấy:

  • Khi RSI đi vào vùng quá bán (dưới 30) thì không có nghĩa là giá cổ phiếu sẽ ngừng đi xuống. Thậm chí nó còn có khả năng tăng tốc độ giảm giá. Ngược lại, khi RSI tiến vào vùng quá mua (trên 70) thì không có nghĩa là giá sẽ tạo đỉnh và đi xuống, thậm chí nó còn tăng rất mạnh.

Nhất là trong các thị trường có xu hướng rõ ràng, chỉ số RSI sẽ thường nằm ở vùng quá mua/quá bán một khoảng thời gian rất dài. Vì vậy, nếu chỉ đơn thuần mua-bán khi RSI bắt đầu đi vào vùng quá mua-quá bán thì rất có thể, bạn sẽ phải chịu đựng một khoản thua lỗ đáng kể. Bởi vì, bạn cần nhớ rằng, bạn đang đi ngược lại xu hướng giá.

Đối với Nhà đầu tư, Tích Trữ khuyên bạn chỉ nên sử dụng tín hiệu sau đây đối với chỉ số RSI, và chỉ sử dụng một tín hiệu này thôi, đó là:

Phân kỳ RSI

Phân kỳ RSI là gì? Đây là hiện tượng giá di chuyển theo hướng ngược lại với chỉ báo RSI, điều này thường được sử dụng là một tín hiệu cảnh báo quan trọng về sự đảo chiều của xu hướng giá.

Ví dụ trong 1 xu hướng tăng giá như này. Giá tạo ra các đỉnh mới cao hơn, nhưng trên chỉ báo RSI thì nó lại tạo ra một đỉnh mới thấp hơn. Đây là hiện tượng phân kỳ, nó cảnh báo sớm sự đảo chiều của giá.

Ngược lại, trong xu hướng giảm, đến 1 giai đoạn giá tạo ra những đáy mới thấp hơn, nhưng chỉ báo RSI lại tạo ra đáy mới cao hơn. Điều này tạo ra phân kỳ, và cảnh báo sự đảo chiều xu hướng của giá.

Phân kỳ có thể được sử dụng ở nhiều chỉ báo. Đặc biệt thông dụng là chỉ báo MACD. Tuy nhiên tại sao khi sử dụng phân kỳ, chúng ta nên ưu tiên sử dụng chỉ báo RSI hơn? Lý do rất đơn giản: Chỉ báo RSI cung cấp cho chúng ta tín hiệu phân kỳ rõ ràng và chính xác hơn.

Phân tích kỹ thuật là gì?

Đây là 1 ví dụ, cùng 1 biểu đồ đồ thị của DIG. Nhìn vào chỉ báo RSI (phần trên) bạn sẽ thấy tín hiệu phân kỳ khá rõ ràng, nhưng nhìn vào chỉ báo MACD (ở dưới) thì bạn sẽ không thấy điều đó.

Chỉ báo MACD không chỉ ra được những tín hiệu phân kỳ. Trường hợp MACD xuất hiện phân kỳ thì thường là tín hiệu có chất lượng thấp và có độ trễ hơn nếu so sánh với chỉ báo RSI.

Bây giờ, hãy để Tích Trữ nhắc lại rằng: Không có sự lựa chọn đúng hay sai, cả hai chỉ báo đều hoạt động tốt. Vấn đề chỉ là Chỉ báo RSI hoạt động tốt đối với chiến lược của chúng tôi, còn chỉ báo MACD có thể hoạt động tốt với chiến lược của bạn.

Điều này nhắc chúng ta đến điểm nhấn ban đầu: Chỉ báo không phải là phép thuật thần thánh. Mà Chúng ta chỉ nên sử dụng để hỗ trợ cho việc thiết lập các kịch bản giá biến động có thể xảy ra.

Nếu bạn đã hiểu về phân kỳ, thì đây là một tín hiệu rất mạnh để tìm ra được điểm đảo chiều – tất nhiên khi bạn biết cách sử dụng chính xác.

Các loại phân kỳ RSI

Có nhiều loại phân kỳ, và đây là cách chúng tôi phân loại, nó bao gồm: Phân kỳ rộng (Wide Divergence) và Phân kỳ hẹp (Tight Divergence).

Ở mỗi phần này lại có loại khác nhỏ hơn, đó là phân kỳ xảy ra trong vùng Over bough /Over Sold (OB/OS) và phân kỳ xảy ra ở vùng bình thường, nằm ngoài OB/OS.

Phân kỳ rộng (Wide Divergence)

Wide divergence là phân kỳ xảy ra ở phạm vi rộng, nó rất rõ ràng, và cũng dễ dàng phát hiện ra ngay trên biểu đồ. Điểm đáng chú ý là dao động giá trong vùng tạo ra phân kỳ này là rất rộng, khoảng thời gian hình thành nên phân kỳ cũng dài. Bạn dễ dàng nhận ra sự phân kỳ này.

Trong wide divergence thì cũng chia làm 2 loại nhỏ, tùy thuộc vào vùng RSI hình thành phân kỳ. Loại 1 là phân kỳ xảy ra ở vùng quá mua/quá bán, và loại 2 là phân kỳ xảy ra ở vùng bình thường, nằm ngoài vùng quá mua-quá bán.

Phân kỳ hẹp (Tight Divergent)

Là phân kỳ hẹp, khó phát hiện ra trên biểu đồ. Điểm chú ý là dao động giá trong vùng phân kỳ này là rất hẹp, khoảng thời gian hình thành cũng rất ngắn.

Cũng tương tự, Tight Divergence có 2 loại nhỏ: đó là khi xảy ra tại hoặc bên trong vùng quá mua-quá bán, và xảy ra ở vùng nằm gần vùng OB/OS nhưng không chạm vào.

Phân kỳ và sự xác nhận

Không phải cứ khi nào hiện tượng phân kỳ xuất hiện thì giá sẽ đảo chiều. Tín hiệu phân kỳ cũng chỉ là 1 lời cảnh báo có sức nặng. Còn hiện tượng đảo chiều có xuất hiện hay không, thì bạn cần quan sát vào hành vi của giá (Price Action).

Tích Trữ lấy 1 ví dụ tiêu biểu về phân kỳ RSI trên VNIndex, và cách sử dụng chính xác.

Hãy nhìn vào biểu đồ trên. Đây là một xu hướng tăng rõ ràng khi giá liên tiếp tạo ra các đỉnh cao hơn, và đáy cao hơn. Tăng – điều chỉnh – tăng- điều chỉnh.

Sau đó bạn phát hiện ra hiện tượng Phân kỳ rộng (Wide Divergence) rất rõ ràng trên biểu đồ. Nhưng bạn hãy bình tĩnh, đừng hành động vội vàng, lúc này Chúng ta gọi nó là Phân kỳ chưa được xác nhận (Divergence Unconfirmed). Giá vẫn có thể chỉ trong 1 giai đoạn điều chỉnh, và vẫn có thể tăng được tiếp. Chưa có gì là chắc chắn. Nếu bạn bán ra ngay khi xuất hiện phân kỳ, bạn có thể thua lỗ.

Đừng quên rằng bạn đang giao dịch ngược hướng xu thế chính. Vì vậy, chỉ 1 mình tín hiệu RSI phân kỳ là không đủ. Hãy nhớ rằng chỉ số RSI hay bất kỳ chỉ số nào cũng đều không phải là 1 công cụ chén thánh. Điều bạn cần là sự xác nhận của hành động giá sau đó, để xác nhận tín hiệu phân kỳ này là “thật” hay không.

Có nhiều cách để xác nhận tín hiệu phân kỳ, nhưng hãy giữ việc xác nhận này ở mức độ đơn giản.

Cách đơn giản nhất là bạn sử dụng đường Trend – Lines (đường xu hướng). Bạn chờ đợi giá bẻ gãy đường xu hướng, qua đó xác nhận tín hiệu phân kỳ là chuẩn xác.

Tại sao cần chờ đợi sự xác nhận của phân kỳ?

Phân kỳ RSI xảy ra có ý nghĩa chỉ là 1 sự cảnh báo dấu hiệu yếu đi trong xu hướng của giá. Tuy nhiên, trong trường hợp xu hướng giá đang mạnh, giá có khả năng sẽ tiếp tục đi theo xu hướng hiện tại, và không hề có sự đảo chiều nào cả.

Tín hiệu phân kỳ xảy ra chưa được xác nhận, và khi giá tiếp tục xu hướng cũ, tín hiệu phân kỳ này sẽ trở thành tín hiệu sai “fake”. Vì vậy, nếu bạn “cầm đèn chạy trước ô tô” thì rất có thể Bạn sẽ bị thua lỗ rất nặng, bởi vì việc giao dịch theo Phân kỳ là Giao dịch ngược xu thế, mà khi hiện tượng phân kỳ xảy ra, giá vẫn tiếp tục duy trì xu thế hiện tại, điều này càng chứng tỏ xu thế hiện tại đang rất mạnh.

Độ tin cậy của tín hiệu càng cao khi nào?

Bất kỳ chỉ số kỹ thuật nào cũng không phải là một công cụ ma thuật, hay còn được gọi là “chén thánh”. Khi sử dụng chỉ số RSI cũng vậy, bạn không nên thần thánh nó. Kể cả tín hiệu phân kỳ.

Dẫu vậy, khi dấu hiệu phân kỳ RSI xuất hiện, lại trùng với một vài tín hiệu khác quan trọng (có cùng mức độ cảnh báo) thì Bạn cần phải hết sức chú ý đến nó. Dưới đây là 1 ví dụ điển hình.

Giai đoạn tháng 9/2022, Chỉ số VNIndex hồi phục lên vùng 1300. Đây là vùng đỉnh cũ, tương ứng là vùng kháng cự. Tại vùng này, VNIndex xảy ra hiện tượng phân kỳ trên chỉ số RSI, đồng thời VNIndex sau đó giảm mạnh, phá vỡ đường xu hướng (Trend-lines). Hiện tượng này lại xảy ra ở vùng kháng cự. Như vậy là có sự hợp lưu của 3 tín hiệu quan trọng.

Thì lúc này Bạn đừng nên tranh cãi với đồ thị.

Tổng kết

Như vậy, qua bài viết này chắc hẳn Bạn đã biết RSI là gì? Và cách sử dụng chỉ số RSI hiệu quả nhất.

Đừng ngần ngại để lại bình luận, cho Tích Trữ biết bạn quan tâm đến chủ đề gì. Và nếu bài viết này hay, hãy ủng hộ bằng cách chia sẻ bài viết nhé.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *